PIVOT LÀ GÌ? CÁCH TÍNH PIVOT POINT VÀ GIAO DỊCH SAO CHO HIỆU QUẢ

1986
Booking.com
Rate this post

Pivot Point một chỉ báo được các trader sử dụng rộng rãi trong giao dịch. Sau khi xác định được điểm Pivot Point kết hợp công thức nhà đầu tư tính toán được bảy mức hỗ trợ và kháng cự. Trên cơ sở đó các trader tìm kiếm cơ hội cho bản thân trên thị trường. 

Pivot là gì?

Pivot Point còn được gọi với cái tên là điểm xoay. Điểm này được các trader sử dụng để xác định mức hỗ trợ và kháng cự xoay quanh nó. Trên cơ sở đó đề ra phương án giao dịch hiệu quả. Phương pháp này được trader sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán và forex.

Cách tính toán Pivot Point

Công thức tính Pivot Point là lấy trung bình cộng của ba số: giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. Công thức được ký hiệu như sau:

PP = (High + Low + Close)/3

Đường Pivot Point (PP)
  • Trường hợp giá đóng cửa nằm giữa giá cao nhất và thấp nhất thì Pivot Point chính là giá đóng cửa và nằm ở giữa cây nến (bao gồm cả phần thân nến và bóng nến).
  • Trường hợp giá đóng cửa nằm thiên về phần trên của cây nến thì Pivot Point cũng nằm gần kề về phía trên của cây nến.
  • Trường hợp giá đóng cửa nằm thiên về phần dưới của cây nến thì Pivot Point cũng nằm gần kề về phía dưới của cây nến.

Cách xác định các mức hỗ trợ và kháng cự bằng Pivot Point

Sau khi biết được Pivot là gì và cách tính Pivot Point. Chúng tôi tiếp tục chia sẻ cách xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Trong bài viết này chúng tôi chỉ hướng dẫn các mức hỗ trợ thứ nhất (S1) và kháng cự thứ nhất (R1).

Mức kháng cự thứ nhất R1 

Mức kháng cự thứ nhất R1 được tính bằng cách lấy đường Pivot Point (PP) cộng với khoảng cách tính từ đường PP đến giá thấp nhất (Low). Theo như hình phía trên thì đó là đường h1. Công thức như sau:

h1  = PP – Low

R1 = PP + (PP – Low) = PP + h1 = PP + h1′

Mức hỗ trợ thứ nhất S1 

Mức hỗ trợ thứ nhất S1 được tính bằng cách lấy đường Pivot Point (PP) trừ đi khoảng cách tính từ đường PP đến giá cao nhất (High). Theo như hình trên thì đó là đường h2. Công thức tính như sau:

h2 = High – PP

S1 = PP – (High – PP) = PP – h2 = PP – h2′

Cách giao dịch theo hỗ trợ và kháng cự

Sau khi tính được mức hỗ trợ và kháng cự các trader sẽ dựa vào đó để lên chiến thuật giao dịch. Để biết cách giao dịch theo hỗ trợ và kháng cự bạn hãy thực hiện theo những hướng dẫn bên dưới. Tìm hiểu: chiến thuật giao dịch ở ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Mua tại mức hỗ trợ và bán tại mức kháng cự

Bạn thực hiện lệnh mua tại mức hỗ trợ (thông thường là trên mức hỗ trợ một chút) thì đặt lệnh stop loss dưới mức hỗ trợ một chút, đặt mức chốt lời tại mức kháng cự (thường là dưới mức kháng cự một chút).

Bạn thực hiện lệnh bán tại mức kháng cự (thông thường là trên mức kháng cự một chút) thì đặt lệnh stop loss dưới mức kháng cự một chút, đặt mức chốt lời tại mức hỗ trợ (thường là dưới mức hỗ trợ một chút).

Giao dịch khi giá đã phá vỡ các mức hỗ trợ và kháng cự

Một khi giá đã phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thì đa phần nó sẽ tiếp tục di chuyển mạnh theo hướng đó. Bạn nên chờ thị trường test một lần nữa chắc chắn rằng giá đã đi đúng hướng và bắt đầu vào lệnh. Người ta còn phân tích ra chiến lược giao dịch theo giá giúp trader nắm bắt được xu hướng hiệu quả.

  • Nếu thị trường đó đang đi lên thì bạn sẽ đặt stop loss ngay dưới mức kháng cự. 
  • Nếu thị trường đi xuống thì bạn sẽ đặt stop loss ngay trên mức hỗ trợ một chút.

Trên đây các chuyên gia của chúng tôi vừa giải thích Pivot là gì. Bạn chỉ cần đọc kỹ cách tính và hướng dẫn giao dịch của chúng tôi sẽ có thể tập tành vào lệnh. Để xây dựng chiến lược trade hoàn hảo bạn có thể kết hợp cách này và các phương pháp khác.

>>> Xem thêm

Bình luận

Booking.com